Mục tiêu : tìm hiểu tỷ lệ bệnh lý tai thường gặp và tỷ lệ tổn thương xương con, tỷ lệ bệnh tai tái phát sau phẫu thuật
ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH LÝ TAI TRONG 5 NĂM TẠI KHOA TAI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG.
CAO MINH THÀNH-Bộ môn Tai Mũi Họng
Đại học y Hà Nội
Mục tiêu : tìm hiểu tỷ lệ bệnh lý tai thường gặp và tỷ lệ tổn thương xương con, tỷ lệ bệnh tai tái phát sau phẫu thuật.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên 4169 hồ sơ đã được điều trị tại Khoa tai bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương từ 2004-2008.
Phương pháp : phân tích 4169 hồ sơ để tìm ra tỷ lệ của một số bệnh lý tai, sử dụng chương trình Epi.6.04.
Kết quả: tỷ lệ viêmtai giữa mạn là 78,3%, xốp xơ tai là 4,5%, viêmtai tiết dịch là 5,5%, điếc đột ngột là 4,5%, liệt VII ngoại biên là 1,9%.
Kết luận: VTGM chiếm tỷ lệ cao nhất, dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất, tổn thương xương con chiếm 27,71 trong VTGM, tỷ lệ viêm tai tái phát sau phẫu thuật chiếm 15,3%.
Từ khoá : điếc đột ngột (SSHL)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần lớn các bệnh lý về tai đều ít nhiều ảnh hưởng tới chức năng nghe của người bệnh. Bệnh lý về tai khá đa dạng và phức tạp, bệnh tai bẩm sinh, bệnh tai mắc phải, bệnh tai sau chấn thương…Những bệnh tai mắc phải cũng được phân loại thành các nhóm như do viêm nhiễm: viêm tai giữa mạn(VTGM), viêm tai tiết dịch, viêm tai dính [5]. Bệnh tai không do viêm nhiễm như xốp xơ tai, bệnh tai không xác định được rõ nguyên nhân như điếc đột ngột, bệnh Ménière. . .
Để định hướng phát triển đúng cho ngành Tai Mũi Họng trong tương lai, cần phải tiến hành một nghiên cứu điều tra toàn diện về bệnh lý Tai mũi Họng trong cả nước. Do vậy tỷ lệ bệnh lý Tai Mũi Họng nói chung và tỷ lệ bệnh lý tai nói riêng vẫn còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
- Đưa ra một số tỷ lệ của các bệnh lý tai thường gặp.
- Nêu lên tỷ lệ tổn thương gián đoạn xương con trong bệnh lý tai giữa, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật tai.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng nghiên cứu
- Những bệnh nhân khám và điều trị tại Khoa Tai Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, chẩn đoán có bệnh lý tai.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân :
+ Những bệnh nhân được điều trị tại Khoa tai từ 1/2004 đến 12/2008 .
+ Có hồ sơ bệnh án điều trị tại Khoa tai.
+ Có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
+ Phương pháp điều trị: nội khoa hay phẫu thuật.
+ Những bệnh nhân được phẫu thuật có cách thức phẫu thuật rõ ràng.
- Tiêu chuẩn loại trừ : không đủ các tiêu chuẩn trên.
2. 2. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu : Hồi cứu.
Phương tiện nghiên cứu :
- Hồ sơ bệnh án, sổ ra vào khoa.
- Đánh giá
- Tỷ lệ của từng loại bệnh lý về tai thường gặp.
- Tỷ lệ tổn thương gián đoạn xương con trong viêm tai giữa mạn.
- Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật trong bệnh lý VTGM.
- Xử lý số liệu bằng chương trình Epi6.04 và Stata 10.0.
- KẾT QUẢ
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- TUỔI GIỚI
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Tuổi trung bình : 33,55 ± 15,34 năm, tuổi nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 84.
- Giới: tỷ lệ Nữ/nam là 1,2.
- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
- Phẫu thuật chiếm tỷ lệ 92,6%, điều trị nội khoa chiếm 7,4%.
- ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH LÝ TAI
Bảng 2.1: tỷ lệ phân bố bệnh lý tai
Bệnh tai |
n |
% |
VTGM |
3264 |
78,3 |
Viêm tai dính |
86 |
2,1 |
Viêm tai tiết dịch |
243 |
5,5 |
Xốp xơ |
188 |
4,5 |
Chấn thương |
42 |
1,0 |
Dị dạng |
63 |
1,7 |
Liệt VII |
78 |
1,9 |
Điếc đột ngột |
187 |
4,5 |
Bệnh Ménière |
18 |
0,5 |
N |
4169 |
100,0 |
Nhận xét:
- Trong bệnh lý viêm tai giữa thì viêm tai giữa mạn chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,3%, viêm tai tiết dịch chiếm tỷ lệ 5,5%, thấp nhất là viêm tai dính chiếm tỷ lệ 2,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
- Trong bệnh lý tai không do viêm thì xốp xơ tai chiếm tỷ lệ 4,5%, dị dạng chiếm tỷ lệ 1,7%, chấn thương chiếm tỷ lệ 1,0%.
- Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên chiếm tỷ lệ 1,9% trong các bệnh lý tai.
- Điếc đột ngột chiếm tỷ lệ 4,5%, trong khi đó bệnh Ménière gặp rất ít chỉ chiếm 0,5% trong bệnh lý tai.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG NHÓM BỆNH
- Đặc điểm của viêm tai giữa mạn
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG NHÓM BỆNH
Bảng 2.2: tỷ lệ bệnh lý viêm tai giữa mạn
Loại VTGM |
n |
% |
VTGM không nguy hiểm |
2453 |
75,1 |
VTGMKNH tái phát sau phẫu thuật |
368 |
11,3 |
VTGM nguy hiểm |
317 |
9,6 |
VTGM nguy hiểm sau phẫu thuật |
128 |
4,0 |
N |
3266 |
100,0 |
Nhận xét:
- Trong phẫu thuật viêm tai giữa mạn thì VTGM không nguy hiểm chiếm tỷ lệ 86,4%, cao hơn so với 13,6% của viêm tai giữa mạn nguy hiểm, sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p < 0,001.
- VTGM không nguy hiểm chiếm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là 11,3%, tỷ lệ gặp VTGM nguy hiểm sau phẫu thuật là 4,0%. Như vậy tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật VTGM là 15,3%.
- Đặc điểm của xốp xơ tai
- Tuổi trung bình là 36,42 năm (SD = 12,04)
Bảng 2.3. Tỷ lệ giới
Giới |
n |
% |
Nữ |
133 |
70,7 |
Nam |
55 |
29,3 |
N |
188 |
100,0 |
Nhận xét :
- Tỷ lệ Nữ mắc bệnh xốp xơ chiếm 70,7% cao hơn so với 29,3% tỷ lệ mắc của nam giới.
- Tỷ lệ Nữ/nam = 2,5.
- Đặc điểm của chấn thương xương thái dương
Bảng 2.4. Chấn thương xương thái dương
Liệt TK số VII ngoại biên |
n |
% |
Có |
32 |
76,2 |
Không |
10 |
23,8 |
N |
42 |
100,0 |
Nhận xét:
- Trong chấn thương xương thái dương thì tỷ lệ liệt dây VII ngoại biên chiếm tỷ lệ 76,2%.
3.3.4. Đặc điểm liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
Bảng 2.5. Nguyên nhân liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
Nguyên nhân liệt TK số VII ngoại biên |
n |
% |
Chấn thương |
32 |
41,0 |
Sau phẫu thuật |
9 |
11,6 |
Khối u |
6 |
7,6 |
Liệt mặt Bell |
12 |
15,4 |
Zonna |
19 |
24,4 |
N |
78 |
100,0 |
Nhận xét:
- Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số VII ngoại biên gặp nhiều nhất là do chấn thương chiếm tỷ lệ 41,0%, đứng thứ 2 là do Zonna chiếm tỷ lệ 24,4%, tỷ lệ liệt mặt Bell chiếm tỷ lệ 15,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Liệt VII ngoại biên sau phẫu thuật cũng chiếm tỷ lệ là 11,6%, liệt mặt do khối u là ít gặp nhất chỉ chiếm 7,6%.
- Đặc điểm tổn thương gián đoạn xương con
Bảng 2.6: Tỷ lệ tôn thương xương con
Gián đoạn XC Nguyên nhân |
Có |
Không |
n
|
Viêm TGM Không NH |
513 |
2308 |
2821 |
VTGM nguy hiểm |
392 |
53 |
445 |
Viêm tai dính |
19 |
67 |
86 |
N |
924 |
2428 |
3352 |
Nhận xét:
- Tỷ lệ gián đoạn xương con trong bệnh lý VTGM chiếm 27,57%.
- Tỷ lệ gián đoạn xương con của viêm tai dính chiếm 0,57% , còn viêm tai giữa mạn chiếm 27,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Trong bệnh lý VTGM thì tỷ lệ gián đoạn xương con là 27,71% (905/3266). Trong đó tỷ lệ gián đoạn xương con trong VTGM không nguy hiểm chiếm 15,71% cao hơn so với 12,0% của VTGM nguy hiểm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- BÀN LUẬN
- Một số đặc diểm chung
Tuổi trung bình trong bệnh lý tai là 33,55 năm (SD = 15,34), tuổi nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 84. Như vậy ở lứa tuổi trung bình mắc các bệnh lý về tai là 33,55, đây là lứa tuổi lao động, kết quả này tương tự kết quả trong nghiên cứu trước [1]. Do vậy khi mắc các bệnh lý tai sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tư duy, học tập và khả năng làm việc, làm cho người bệnh thiếu tự tin trong cuộc sống.
Về giới không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
- Đặc điểm về bệnh lý tai
Trong bệnh lý tai thì bệnh VTGM gặp là nhiều nhất chiếm 78,3%, điều này chứng tỏ rằng mạng lưới y tế cơ sở còn yếu đặc biệt là lĩnh vực Tai Mũi Họng còn ít được quan tâm. Thứ nhất là tỷ lệ mắc bệnh VTG cấp ở trẻ nhỏ là khá cao, song không được điều trị đúng mức, do đó đã dẫn đến hậu quả là thủng màng nhĩ; khi màng nhĩ thủng nếu được điều trị đúng thì lỗ thủng có thể liền trong giai đoạn này, nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy mủ tai kéo dài và chuyển sang VTGM; giai đoạn này thì lỗ thủng màng nhĩ sẽ không bao giờ tự liền được vì lớp biểu bì màng nhĩ đã bò qua lớp sợi tới liên kết với lớp niêm mạc phía trong hòm nhĩ [4]. Biểu hiện là chảy mủ tai từng đợt qua lỗ thủng. Thứ hai là do trình độ hiểu biết của người bệnh còn hạn chế, do điều kiện kinh tế khó khăn không có đủ khả năng chữa bệnh.
Viêm tai tiết dịch chiếm tỷ lệ 5,5%, do nhiều nguyên nhân như V.A trẻ nhỏ, khối u vòm, viêm mũi xoang, hội chứng trào ngược [2]. . .Nếu điều trị đúng và sớm thì hầu như sức nghe có thể hồi phục tốt, tuy nhiên bệnh này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn, nếu không được quan tâm đúng mức thì thường không phát hiện được. Do vậy chỉ khi trẻ đã nghe kém nhiều ảnh hưởng tới giao tiếp và kết quả học tập thì mới được phát hiện. Điều này chứng tỏ công tác Tai Mũi Họng học đường chưa được quan tâm.
Điếc đột ngột cũng chiếm tỷ lệ 4,5%, đại đa số người bệnh thường vào điều trị muộn, từ khi phát hiện tới khi vào viện thường trên 1 tuần. Do vậy khả năng phục hồi chức nghe cho người bệnh rất kém hoặc không phục hồi. Đây là một cấp cứu trong tai mũi họng cần điều trị càng sớm càng tốt, vì vậy việc tuyên truyền và phổ biến cần phải được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng tốt hơn, sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao hơn, làm giảm tỷ lệ điếc và nghễnh ngãng trong cộng đồng.
- Đặc điểm riêng của từng nhóm bệnh tai
Tỷ lệ VTGM chiếm cao nhất, nhưng nếu chỉ tổn thương màng nhĩ đơn thuần thì khả năng giảm sức nghe của người bệnh < 40 dB, ít ảnh hưởng tới giao tiếp trong cuộc sống. Tuy nhiên hậu quả của VTGM kéo dài dẫn đến tỷ lệ tổn thương gián đoạn xương con khá cao chiếm 27,71%. Khi tỷ lệ gián đoạn xương con cao thì làm tăng tỷ lệ nghe kém trung bình và nghe kém nặng, gián tiếp làm hiệu quả công việc và học tập giảm, đây thực sự là một gánh nặng đối với bệnh nhân. Bên cạnh đó tỷ lệ VTGM nguy hiểm là 13,6%, loại này không những làm giảm sức nghe mà còn có thể gây các biến chứng nguy hiểm khác [5]. Điều đáng lưu ý là VTGM nguy hiểm gặp tới 4,0% sau các phẫu thuật tai, tỷ lệ VTGM không nguy hiểm tái phát sau phẫu thuật chiếm 11,3% bệnh lý VTGM. Do vậy để giảm tỷ lệ VTGM thì phải hạn chế viêm tai tái phát sau phẫu thuật, chúng ta cần có đầy đủ trang thiết bị, đào tạo phẫu thuật viên về tai và đặc biệt xây dựng tiêu chuẩn chặt chẽ khi chỉ định phẫu thuật tai.
Bệnh xốp xơ tai chiếm 4,5% trong các bệnh tai, tỷ lệ nữ/nam= 2,5 lần. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa xương mê nhĩ làm cho đế xương bàn đạp hạn chế hoặc không di động.
Dị dạng tai bẩm sinh thường là kết hợp dị dạng cả tai ngoài và tai giữa chiếm tỷ lệ 1,7% trong bệnh lý tai, nó ảnh hưởng cả tới chức năng và thẩm mỹ. Khả năng để phẫu thuật phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho loại này hiện còn rất hạn chế. Do vậy, chúng ta cần phải tăng cường đào tạo các phẫu thuật viên chuyên về lĩnh vực này.
- KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mắc các bệnh lý tai
- Viêm tai giữa mạn chiếm 78,3%. Trong đó VTGM nguy hiểm chiếm 9,6%, Xốp xơ tai chiếm 4,5% trong các bệnh tai.Tỷ lệ nữ/nam = 2,5 lần.
- Viêm tai tiết dịch chiếm 5,5%.
- Điếc đột ngột chiếm 4,5%.
- Dị dạng chiếm 1,7%.
- Liệt VII ngoại biên chiếm 1,9%. Trong đó chấn thương chiếm 41,0%, liệt mặt do phẫu thuật là 11,6%, liệt mặt Bell và Zonna là 15,4 % và 24,5%.
- Tỷ lệ tổn thương gián đoạn xương con trong bệnh tai
- Tỷ lệ gián đoạn xương con trong các bệnh lý tai là 27,57%.
- Tỷ gián đoạn xương con trong VTGM là 27,71%.
- Viêm tai tái phát sau phẫu thuật chiếm 15,3%. Trong đó tỷ lệ mắc VTGM nguy hiểm sau phẫu thuật là 4,0%, tỷ lệ VTGM không nguy hiểm tái phát sau phẫu thuật là 11,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cao Minh Thành (2009) Nghiên cứu đăc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn tổn thương xương con và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình xương con, Luận án tiến sỹ, Trường đại học y Hà Nội.
- Bluestone CD (1978) “Physiology of the Middle Ear and Eustachian Tube”, The Laryngoscope l87, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1163-1193.
- De Vos C et al (2007) “Prognostic Factors in Ossiculoplasty”, Otology & Neurotology, 28(1), Otology & Neurotology Inc, pp.61-67.
- Rizer, Franklin M (1997) “Overlay versus Underlay Tympanoplasty. Part I : Historical Review of the Literature”, The Laryngoscope, 107( 12), Supplement 84, The American Laryngological, Rhinological & Otalogical Society, Inc, pp. 1-25.
- WHO (2004) Chronic Suppurative Otitis Media- Burden of Illness and Management Option, World Health Organisation, Geneva, Switzerland, pp. 7- 48.
Summary
Characteristic in Ear disease follwing 5 years in otology Dept- National ENT Hospital
Objective : to study the rate of usual otologic diseases and the rate of ossicular erosion, the rate of recurrent post-operative surgery. Study design : retrospective clinical or office records of 4169 patients treated from 2004 to 2008 with otologic diseases in otology department- national ENT.
Methods : all clinical or office records of 4169 patients were analyzed, and data were collected regarding proportion rate of otologic diseases. Results : rate of the diseases as following: COM was 78,3%, otospongiosis : 4,5%, OME : 5,5%, SSHL:4,5% and paralysis VII nerv: 1,9%. Conclusion: COM was the highest proportion, deformity was the lowest rate and ossicular erosion occupied 27,71%, post-operation otitis rate: 15,3%
Keywords: SSHL ( suddenly sensitive hearing loss)
online casino arizona real money
id="firstHeading" class="firstHeading mw-first-heading">Search results Help English Tools Tools move to sidebar hide Actions General Also visit my webpage - https://cryptogamblingguru.com/online-casino-real-money-arizona/